Tâm sự của mẹ khi nghi bé bị Tay Chân Miệng

Sau 5 ngày bệnh bé không ăn uống được gì mà bỏ luôn sữa mẹ, không biết nên vui hay nên buồn.

Buổi chiều bắt đầu sốt thì không thấy dấu hiệu gì, qua sáng hôm sau thấy con quấy khóc khó chịu, không ăn uống đuợc gì, kiểm tra miệng thì nghẹn ngào luôn. Nghi ngờ con bị Tay chân miệng nên book lịch hẹn cho con đi khám. Bác sĩ xem thật kỹ dặn dò các kiểu rồi cho về nhà theo dõi 2 ngày. 

Dấu hiệu biển hiện bệnh tay chân miệng

8 dấu hiệu trẻ bị Tay chân miệng nên cho nhập viện ngay:

- Sốt cao liên tục trên 39 độ - khó hạ
- Sốt quá 2 ngày
- Rùng mình liên tục
- Giật mình chới với
- Thở khó
- Nôn ói
- Chặn tay yếu
- Quấy khóc liên tục-bứt rứt vô cớ hoặc ngủ libì, lừ đừ, ngủ gà.

=> Nếu có 8 dấu hiệu trên thì cho nhập viện ngay.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Bé Bị Tay Chân Miệng:

- Hiện tại đang có dịch Tay Chân Miệng bài này chia sẻ với mn về một số lưu ý khi chăm bé hen. Đây là những điều mà người viết đã áp dụng khi bé bị Tay Chân Miệng.
- Điều đầu tiên các bạn cần làm khi bé bị bệnh là nên cho bé đi khám ở bệnh viện Nhi hoặc bác sĩ Nhi giỏi để xác định chính xác bệnh của bé dù bé bị bất kỳ bệnh gì chứ không riêng về Tay Chân Miệng, không nên để bé ở nhà & tự chẩn đoán rồi điều trị theo ý mẹ hay gia đình, vì có rất nhiều bệnh có triệu chứng giống nhau nhưng khi làm các xét nghiệm hay chụp chiếu thì mới xác định chính xác được bệnh. Khi đã xác định chính xác đc bệnh thì việc tiếp theo điều trị như thế nào, có theo bác sĩ không thì điều đó phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bé nặng hay nhẹ mà mẹ cân nhắc.
- Trở lại vấn đề Tay Chân Miệng, nếu bác sĩ đã xác định bé bị TCM, nhưng tình trạng nhẹ & không có kèm các hiện tượng như giật mình không kiểm soát kể cả khi thức, không sốt quá cao & bác sĩ cho theo dõi tại nhà thì mọi người cần thực hiện tốt các việc sau:

1- Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ, tắm rửa đầy đủ chứ không phải kiêng nước làm cho cơ thể bé càng khó chịu hơn.

2 - Lau chùi nhà cửa sạch sẽ, có thể cho thêm chút thuốc tẩy vào nước lau nhà để diệt mầm bệnh hiệu quả hơn, sau đó lau lại kỹ bằng nước sạch.

3 - Giặt & phơi nắng quần áo, chăn màn của bé. Rửa đồ chơi sạch bằng xà phòng, đồ nào không rửa nước đc thì phơi nắng hoặc không có nắng thì mua cồn về nhúng lau cho sạch rồi xếp cất.

4 - Người chăm sóc bé cần rửa tay xà phòng kỹ & thường xuyên.

5 - Bé đi cầu xong nhớ dội bồn cầu sạch sẽ, nếu bé đi tã thì nên cho vào bồn cầu dội & cho tã vào túi cột kỹ, bỏ vào thùng rác.

6 - Không cho bé đi đến các nơi công cộng để tránh lây cho các bé khác.

7 - Cho bé súc miệng sạch sau ăn, nếu miệng bé bị loét thì tráng miệng bằng nước sau khi ăn xong để miệng bé sạch, đỡ đau rát & vết loét cũng nhanh lành.

8 - Cho bé ăn thức ăn lỏng cho dễ tiêu hoá & nên để nguội. Nếu miệng bé loét thì để 1 gói thuốc đau bao tử chữ P vào ngăn mát tủ lạnh, 15-20 phút sau lấy ra, múc 1 muỗng cafe nhỏ cho bé ngậm (bé nuốt vẫn đc), ngậm trc khi ăn 15-20 phút để thuốc tráng các vết loét và bé đỡ đau khi ăn, phần còn lại cất tiếp vào tủ lạnh dùng cho các lần sau. 
Và thức ăn thì nên cho ăn súp & không nêm muối hay nước mắm để tránh gây đau rát các vết loét trong miệng, để cho bé dễ ăn. Nếu bé không ăn đc nhiều thì cho uống sữa thêm.

9 - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé, tốt nhất nên có 1 cái nhiệt kế hồng ngoại trong nhà vì sẽ đo đc nhanh & tiện hơn trong việc chăm bé. Nếu trong khi theo dõi ở nhà mà bé cứ sốt cao liên tục không hạ, bé mệt nhiều thì nên cho vào Bv ngay nha. Còn nếu sau 1 tuần bé đã khoẻ hơn vui vẻ trở lại thì không sao.

Nhận xét